CÔNG TY CỔ PHẦN BK-ETECH
BK-Etech - Hiện đại - Uy tín - Chuyên nghiệp
BK-Etech cung cấp thiết bị phòng LAS-XD đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng với các quy mô và mức độ phù hợp.
Với phương châm đặt khách hàng và chất lượng sản phẩm lên trên hết, BKEtech hân hạnh mang đến quý khách trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
BK-Etech tư vấn, hỗ trợ thành lập PTN: Cấp mới, cấp lại; Cấp bổ sung; Thay đổi địa điểm LAS-XD… Ban hành ISO 17025
BK-Etech cung cấp các dịch vụ thí nghiệm hiện đại và tân tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
SẢN PHẨM NỔI BẬT
DỊCH VỤ TẠI BK-ETECH
DỰ ÁN NỔI BẬT
Chất lượng hoàn thiện công trình là niềm vui và trách nhiệm của toàn đội ngũ BK-Etech!
Kiểm tra độ đồng nhất của cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm
Kiểm định thử tải: Công trình cầu Khe Vồng
Kiểm định thử tải: Cầu bản BTCT (2)
Kiểm định thử tải cầu: Cầu dầm T (2)
Kiểm định thử tải: Cầu bản BTCT (1)
Kiểm định thử tải cầu: Cầu dầm T (1)
Kiểm định chất lượng công trình nhà ở gia đình
Kiểm định thử tải sân khấu sàn Noel Plaza
Quan trắc địa kỹ thuật – Dự án tuyến liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến Tp. Châu Đốc
Quan trắc địa kỹ thuật – Dự án Tuyến tránh Long Xuyên
Quan trắc địa kỹ thuật – Công trình Cầu Rạch Miễu 2
Quan trắc nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Đường Vành đai 3 – TP.HCM
Quan trắc nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
Quan trắc nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Cao tốc Cam Lâm – Vinh Hảo
Quan trắc nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Tuyến tránh Long Xuyên
Quan trắc Inclinometer – Piezometer và Mực nước ngầm – Dự án tuyến liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến Tp. Châu Đốc
Quan trắc Chuyển vị ngang theo chiều sâu – Inclinometer, áp lực nước lỗ rỗng – Piezometer, mực nước ngầm – Công trình Cầu Rạch Miễu 2
Quan trắc địa kỹ thuật nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Rạch Miễu 2
Quan trắc địa kỹ thuật nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án tuyến liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến Tp. Châu Đốc
Quan trắc địa kỹ thuật nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Tuyến tránh Long Xuyên
Quan trắc địa kỹ thuật nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Cao tốc Cam Lâm – Vinh Hảo
Quan trắc địa kỹ thuật nền đường đắp cao trên đất yếu – Dự án Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
Kiểm định chất lượng công trình kè chống sạt lỡ
Thí nghiệm kéo dọc trục, nén dọc trục và xô ngang đầu cọc – Đăk Lăk
Thí nghiệm kéo dọc trục, nén dọc trục và xô ngang đầu cọc – Đăk Nông
Kiểm định thử tải cầu
TIN TỨC MỚI NHẤT
Tin chia sẻ
Quan trắc lún là gì ? Cách bước thực hiện công tác quan trắc ?
Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và quan trọng khi xử lý công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mức độ an toàn của người thi công hay người sử dụng. Mỗi công trình xây dựng được xây lên thì việc quan trắc lún là rất cần thiết nó giúp đánh giá về mức độ an toàn của công trình. Cùng hồ sơ xây dựng tìm hiểu chi tiết định nghĩa cũng như các thức quan trắc lún thực hiện ra sao cụ thể sau đây: Quan trắc lún là gì? Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và quan trọng khi xử lý công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mức độ an toàn của người thi công hay người sử dụng. Giá trị của quan trắc lún Nhà đầu tư sẽ kiểm tra, xác định được giá trị lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình của công trình) so với các giới hạn lún được tính toán trong thiết kế thi công xây dựng nhờ tiến hành công tác quan trắc lún . Ngoài ra, còn có thể đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình thời điểm hiện tại và mức độ hiện trạng sau khi đưa vào sử dụng. Thêm vào đó, ta cũng xác định được giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau hay không. Hình 1. Công tác thu thập số liệu Quan trắc lún được thực hiện như thế nào? Bước 1: Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình. Trước khi tiến hành quan trắc lún công trình, việc lập ra một kế hoạch và các phương án thực hiện kế hoạch đó là điều tất yếu. Thông qua kế hoạch có sẵn, người thực hiện quan trắc lún cũng chủ động được công việc quan trắc của mình cần phải hoàn thành vào thời gian nào, điều chỉnh tiến độ ra sao cho phù hợp với kế hoạch. Bước 2: Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc. Xác định mốc chuẩn và mốc quan trắc lún căn cứ trên những quy định trong xây dựng là yếu tố bắt buộc trước khi tiến hành quá trình quan trắc lún. Hình 2. Máy thủy bình điện tử Trimble Dini 03 Bước 3: Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao. Cần tiến hành phân bổ những mốc cơ sở mặt bằng và độ cao với các mốc đo lún. Bước 4: Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho công trình. Gắn cố định các mốc đo lún vào những vị trí đã đặt mốc trước đó để phục vụ cho công tác đo đạc. Bước 5: Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng. Tất cả là những loại máy đo đạc chuyên dụng có độ chính xác cao để phục vụ cho công tác quan trắc lún công trình và được lập trình sẵn các chương trình ứng dụng đo đạc. Bước 6: Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo. Sau khi tiến hành đo độ lún, người thực hiện đo sẽ lưu giữ lại những số liệu đo thực tế, sau đó tiến hành nhập số liệu, tính toán, phân tích kết quả đo để đưa ra những cảnh báo, dự báo, phương án thi công …hợp lý nhất để hạn chế được những rủi ro do lún gây ra. Yêu cầu về độ chính xác trong quan trắc lún công trình 1. Giai đoạn thi công Tùy thuộc và đặc điểm của từng công trình xây dựng và loại nền móng được thực hiện dưới công trình mà yêu cầu về độ chính xác khi đo lún công trình quy định như sau: 2. Giai đoạn vận hành Dựa vào mức độ chuyển dịch của công trình mà có thể đề ra được độ chính xác khi quan trắc lún. Chu kỳ quan trắc lún – Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình là phương pháp đo lặp lại được thực hiện nhiều lần trên một công trình xây dựng, mỗi lần đo được gọi là một chu kỳ quan trắc. Thời gian thực hiện chu kỳ quan trắc sẽ tùy thuộc vào từng loại công trình khác nhau, từng loại nền móng và đặc điểm mức độ chuyển dịch trên công trình và tiến độ thi công xây dựng công trình. – Các chu kỳ quan trắc chuyển dịch được phân chia thành 3 giai đoạn là: Giai đoạn thi công, giai đoạn hoàn thiện đầu vận hành và giai đoạn vận hành. – Trong giai đoạn thi công, chu kỳ quan trắc được thực hiện ngay đầu thời điểm hoàn thiện xong phần móng, khi đó công trình chưa chịu tác động của tải trọng và áp lực ngang. Các chu kỳ tiếp theo được thực hiện tùy thuộc vào tiến độ xây dựng và tải trọng công trình, thông thường thì từ từ 2 đến 4 tháng thực hiện đo 1 chu kỳ. – Trong giai đoạn hoàn thiện, vận hành, các chu kỳ được ấn định phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch và đặc điểm vận hành công trình. Thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể chọn từ 6 tháng đến 1 năm, thời gian giữa 2 chu kỳ được ấn định thưa hơn khi công trình dần đi vào ổn định. – Trong giai đoạn vận hành khai thác công trình thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2 năm. Khi công trình đi vào ổn định với tốc độ chuyển dịch khoảng 1-2 mm/năm thì có thể ngừng quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc bổ sung. – Các chu kỳ cần được quan trắc đúng thời điểm, sao cho có thể phản ánh rõ nét nhất quy luật chuyển dịch, biến dạng và theo quy trình thống nhất công nghệ, chất lượng và phương pháp đánh giá kết quả.
Tiêu chuẩn, qui phạm
22TCN 262-2000 – Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 262-2000 quy định các yêu cầu và phương pháp thực hiện khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu, bao gồm cả nền đắp đường cao tốc và nền đắp đường ô tô các cấp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo áp dụng đối với nền đường lăn, đường cất hạ cánh của sân bay đắp trên vùng đất yếu. Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm đảm bảo an toàn và bền vững cho các công trình đường ô tô đắp trên đất yếu. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thực hiện khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu, bao gồm: Các yêu cầu về khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường. Các yêu cầu về thiết kế nền đường, bao gồm: Tính toán ổn định nền đường. Tính toán lún nền đường. Tính toán thoát nước nền đường. Tải tài liệu: Tại đây <span/iframe> Từ vựng Hán tự Dịch Đang tìm kiếm ... Tiếng Anh Từ điển JP
Tiêu chuẩn, qui phạm
TCCS 41:2022 Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu
TCCS 41:2022 Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu là một tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu, bao gồm: Yêu cầu chung: Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu, bao gồm cả nền đường cao tốc và nền đường các cấp. Yêu cầu về khảo sát địa chất công trình: Khảo sát địa chất công trình phải được thực hiện theo quy định của TCVN 9362:2012. Khảo sát địa chất công trình cần được thực hiện đầy đủ các nội dung sau: Điều tra địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn. Yêu cầu về thiết kế nền đường: Thiết kế nền đường phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế và mỹ quan. Thiết kế nền đường phải được thực hiện theo các bước sau: Lựa chọn loại nền đường Xác định sơ bộ kích thước nền đường Tính toán ổn định nền đường Tính toán độ lún nền đường Thiết kế kết cấu nền đường Tải tài liệu: Tại đây <span/iframe>
Tiêu chuẩn, qui phạm
TCVN 11713:2017 – Gia cố nền đất yếu bằng giếng cát
TCVN 11713:2017 là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về thi công và nghiệm thu phương pháp giếng cát để cải thiện nền đất yếu trong xây dựng công trình giao thông. Tiêu chuẩn này được Bộ Giao thông Vận tải ban hành năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2017. TCVN 11713:2017 quy định về thi công và nghiệm thu phương pháp giếng cát để cải thiện nền đất yếu trong xây dựng công trình giao thông. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về: Khảo sát địa điểm phải được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và được cấp phép. Khảo sát phải bao gồm các thông tin về địa chất, thủy văn, địa hình, v.v. Thiết kế dự án phải được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và được cấp phép. Thiết kế phải bao gồm các thông tin về kích thước, vị trí của các giếng cát, vật liệu đổ vào giếng cát, v.v. Thiết bị và vật liệu sử dụng trong dự án phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Thủ tục thi công dự án phải được thực hiện bởi các nhà thầu có kinh nghiệm và được cấp phép. Thi công phải tuân thủ các quy trình được quy định trong tiêu chuẩn. Kiểm soát chất lượng và thử nghiệm, các nhà thầu phải thực hiện kiểm soát chất lượng và thử nghiệm trong quá trình thi công. Các kết quả kiểm soát chất lượng và thử nghiệm phải được lưu giữ và cung cấp cho cơ quan nghiệm thu. Tiêu chí nghiệm thu dự án được coi là đạt yêu cầu nếu đáp ứng các tiêu chí nghiệm thu quy định trong tiêu chuẩn. Một số điểm chính của tiêu chuẩn: Giếng cát là một phương pháp cải thiện nền đất yếu bằng cách tạo ra các lỗ rỗng trong nền đất. Các lỗ rỗng được tạo ra bằng cách sử dụng ống vách có đầu mũi hình nón. Cát được đổ vào các lỗ rỗng để lấp đầy và gia cố nền đất. Tải tài liệu: Tại đây <span/iframe>
Tiêu chuẩn, qui phạm
TCVN 9842:2013 – Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không
TCVN 9842:2013 là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về thi công và nghiệm thu phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí để cải thiện nền đất yếu trong xây dựng công trình giao thông. Tiêu chuẩn này được Bộ Giao thông Vận tải ban hành năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về thiết kế, thi công và nghiệm thu các dự án cố kết hút chân không để cải thiện nền đất yếu. Tiêu chuẩn này bao quát một loạt các chủ đề, bao gồm: Khảo sát địa điểm Xem xét thiết kế Thiết bị và vật liệu Thủ tục thi công Kiểm soát chất lượng và thử nghiệm Tiêu chí nghiệm thu Một số điểm chính của tiêu chuẩn: Khảo sát địa điểm phải được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và được cấp phép. Thiết kế dự án phải được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và được cấp phép. Thiết bị và vật liệu sử dụng trong dự án phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Thi công dự án phải được thực hiện bởi các nhà thầu có kinh nghiệm và được cấp phép. Các nhà thầu phải thực hiện kiểm soát chất lượng và thử nghiệm trong quá trình thi công. Dự án được coi là đạt yêu cầu nếu đáp ứng các tiêu chí nghiệm thu quy định trong tiêu chuẩn. Tải tài liệu: Tại đây
Tiêu chuẩn, qui phạm
TCVN 9403:2012 – Gia cố đất nền yếu – Phương pháp trụ đất xi măng
TCVN 9403:2012 quy định những yêu cầu kỹ thuật về khảo sát - thí nghiệm, thiết kế, thi công và nghiệm thu trụ đất xi măng dùng để xử lý - gia cố nền đất yếu trong xây dựng nhà và công trình có tải trọng nhẹ, khối đắp, cũng như trong ổn định mái dốc... TCVN 9403:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tải tài liệu: Tại đây
Tiêu chuẩn, qui phạm
TCVN 9355:2013 – Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm.
TCVN 9355:2013 – Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm là tiêu chuẩn quốc gia quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế, trình tự thi công, kiểm tra và nghiệm thu bấc thấm thoát nước trong gia cố nền đất yếu. Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm mục đích: Quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế, trình tự thi công, kiểm tra và nghiệm thu bấc thấm thoát nước trong gia cố nền đất yếu. Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, an toàn cho con người và tài sản. Tăng cường khả năng chịu tải của nền đất yếu, giúp công trình thi công an toàn và bền vững. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,... Tải tài liệu: Tại đây <span/iframe>
Tin tức tuyển dụng
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
✅ Yêu cầu: đi làm xa được. ✅ Phỏng vấn và đi làm ngay. ✅ Lương thỏa thuận khi phỏng vấn. ✅ Quyền Lợi: Lương, BHXH và các chế độ theo quy định của Luật lao động, đi làm xa hỗ trợ ăn ở, chi phí tàu xe đi về 2 tháng 1 lần. ✅ Địa điểm làm việc: Thí nghiệm, kiểm định các công trình XD tại văn phòng và hiện trường, Quan trắc CTXD tại các dự án Cao Tốc Bắc, Trung, Nam. ———————————————————————— 📧 Anh em có nhu cầu tìm việc làm gửi CV qua mail: bketech.jsc@gmail.com ☎️ LH gặp trực tiếp: 0969465353 - 0935239495 (Mr Vinh) Vinh Nguyen. Anh em có thể tham khảo thông tin về công ty tại đây: https://bom.so/YF3LV2
Tin chia sẻ
SI-200 | Hệ thống đo chuyển vị nghiêng sâu
Độ tuyến tính tuyệt vời, độ lặp lại và độ chính xác. Cáp 1 lõi không gỉ rất chắc chắn và bền bỉ. (Bằng sáng chế Hàn Quốc số 10-1766761). Tính toán dịch chuyển tự động, vẽ dữ liệu và xây dựng biểu đồ. Hoạt động thuận tiện với Bluetooth và hệ điều hành Android. Dấu Q | O18 (04) - 2015-003 Đầu dò đo nghiêng dựa trên máy đo độ nghiêng MEMS chính xác cao như Biaxal, tối đa -30 đến +30 độ và độ phân giải 0,001 độ (= 0,0087mm). Cáp dữ liệu rất mạnh, bền, mỏng và nhẹ đã được cấp bằng sáng chế bao gồm cáp dây thép không gỉ 1 lõi (với các tấm chắn bện) để tránh bị đứt hoặc bất kỳ thiệt hại nào do kéo và uốn thường xuyên. Kết nối được thiết kế hoàn toàn mới giữa đầu dò máy đo độ nghiêng và cáp dữ liệu cung cấp cách thuận tiện để lắp ráp đầu dò và cáp và ngăn ngừa mọi hư hỏng của các đầu nối chân pin do ăn mòn. Giao diện màn hình cảm ứng với hệ điều hành Android trên đầu đọc dữ liệu mang lại trải nghiệm thuận tiện và hiệu quả để vận hành hệ thống trắc địa. Dễ dàng mang theo và dễ dàng xử lý. Cáp dữ liệu có nhãn số độ sâu ở mọi lần đo Tương thích với hầu hết các kích thước phổ biến của vỏ bọc. Nắp đầu cuối căn chỉnh chính xác các vạch số của cáp ở đầu vỏ và loại bỏ khả năng xảy ra lỗi độ sâu [caption id="attachment_977" align="aligncenter" width="1024"] Bàn giao và hướng dẫn máy đo nghiêng tại 1 dự án Cao Tốc.[/caption]
Tin chia sẻ
Thiết bị siêu âm cọc khoan nhồi, biến dạng nhỏ của cọc thí nghiệm
Thương hiệu SolGeo (Italia): là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu - sản xuất, cung cấp các thiết bị và dịch vụ kiểm tra không phá hủy (NDT), quan trắc kết cấu công trình tại Italia và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hãng và các đối tác sản xuất 100% linh kiện tại Italia nên kiểm soát tốt chất lượng thiết bị. Hiện nay, đã và đang có nhiều cơ quan/doanh nghiệp tại Việt Nam đang tin tưởng và sử dụng thiết bị siêu âm cọc khoan nhồi MCHA của Hãng SolGeo. Đáp ứng tiêu chuẩn: ASTM D6760-16. Lợi thế của thiết bị: - Thân máy với vỏ ngoài chống nước, chống sốc, tiêu chuẩn IP65 phù hợp sử dụng ngoài hiện trường. - Thiết bị đầu dò có thể tháo lắp dễ dàng với các đầu nối Souriau chịu được áp lực 200 bar. - Bộ encoder đo chiều sâu có đèn tín hiệu cảnh báo tình trạng bất thường khi kéo cáp. - Dây cáp nối đầu dò với thân máy được thiết kế với vỏ bọc cường lực, chống cắt, giảm đáng kể nguy cơ đứt cáp, mất đầu dò trong quá trình kiểm tra. Chân đầu nối của cuộn cáp với thân máy và đầu dò được cấu tạo chắc chắn. - Thiết bị có thể nâng cấp lên cấu hình sử dụng 3 đầu dò cho phép siêu âm 3 mặt cắt đồng thời giúp tăng năng suất thí nghiệm. - Có thể nâng cấp thêm các bộ phụ kiện cho thí nghiệm kiểm tra biến dạng nhỏ của cọc (PIT) và thí nghiệm siêu âm cấu kiện bê tông… - Thiết kế sản phẩm thông minh với máy vi tính/máy tính bảng tách rời (kết nối qua Wifi): + Các trục trặc liên quan tới máy vi tính không ảnh hưởng tới toàn bộ thiết bị (không bị gián đoạn công việc khi có thể sử dụng luôn laptop khác thay thế), việc khắc phục các lỗi liên quan tới máy tính hoàn toàn được xử lý trong nước, rất nhanh chóng, chi phí thấp. + Việc nâng cấp phần cứng và phần mềm của máy vi tính hoàn toàn nằm trong sự chủ động của người sử dụng với chi phí thấp, tính linh hoạt cao, luôn đảm bảo cả hệ thống luôn hoạt động nhanh, hiệu quả. + Cắt giảm được chi phí đầu tư do không bắt buộc phải mua máy vi tính, Quý khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng máy tính xách tay hiện có