Thí nghiệm PDA Cọc nhồi

Đặc điểm công trình

  • Hạng mục: Cọc khoan nhồi cầu bản.
  • Kết cấu: Kết cấu móng bao gồm các cọc BTCT tiết diện tròn đường kính 80cm,L=34m. Sức chịu tải thiết kế cọc cũ là 286 tấn, cọc nhồi là 205 tấn.

Nguyên lý thí nghiệm

  • Nguyên lý của phương pháp thử động biến dạng lớn và thiết bị phân tích động cọc PDA dựa trên nguyên lý thuyết truyền sóng ứng suất trong bài toán va chạm của cọc, với đầu vào là các số liệu đo gia tốc và biến dạng thân cọc dưới tác dụng của quả búa.
  • Cơ sở của phương pháp này dựa vào:
    • Phương trình truyền sóng trong cọc
    • Phương pháp case
    • Mô hình hệ búa – cọc – đất của Smith
    • Phần mềm CAPWAPC
    • Hệ thống thiết bị phân tích đóng cọcPDA
  • Tiêu chuẩn áp dụng: ASTM D4945-08 “Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles” – Phương pháp tiêu chuẩn để thí nghiệm động biến dạng lớn cho cọc.

Thiết bị thí nghiệm

  • Thiết bị PDA loại PAX của hãng PDI (Mỹ). Thiết bị đồng bộ bao gồm:
    • 2 Cảm biến đo biến dạng.
    • 2 Cảm biến đo gia tốc (PE-Dùng cho cọc bê tông).
    • Bộ dây cáp nối với cảm biến và bộ dây cáp nối với thiết bị.
    • Vali đựng thiết bị.
    • Sách hướng dẫn sử dụng thiết bị và phần mềm.
    • Bộ chuyển đổi điện 110-240VAC sang 12VDC, dây cáp nguồn.
    • Bộ phần mềm gồm có: PDA-W, PDIPLOT, CAPWAP, GRLWEAP.
  • Phần mềm CAPWAP :
    • CAPWAP là một chương trình phân tích dựa trên các số liệu đo của lực và vận tốc rồi mô hình hoá cọc như là một chuỗi các đoạn nhỏ để tính toán sức kháng của đất nền xung quanh dọc theo thân cọc và tại mũi cọc
  • Bộ dụng cụ thử PDA model PAX và Cáp nối máy PAX của hãng PDI-USA

 

Một số hình ảnh thực hiện:

  • Dùng cẩu lắp dựng thanh dẫn và búa lên đầu cọc,neo giữ giá búa vào đầu cọc chắc chắn

 

  • Gắn các đầu cảm biến gia tốc và cảm biến lực

 

  • Lắp cáp nối từ cảm biến về máy PDA

  • Sơ đồ nâng búa và biểu đồ phân tích kết trên phần mềm CAPWAP